Sản xuất sữa bột công thức đạt chuẩn: Những điều cần biết

Sản xuất sữa bột công thức đạt chuẩn là quy trình phức tạp, nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người dùng. Nếu bạn đang quan tâm đến quy trình sản xuất sữa bột công thức thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây!

Nguồn nguyên liệu sử dụng để chế biến sữa bột

Nguyên liệu được sử dụng để chế biến sữa bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó phải kể đến các nguyên liệu chính như:

  • Sữa bò, sữa dê, sữa non: Đây là nguồn nguyên liệu cơ bản nhằm cung cấp chất béo, protein, canxi cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Trong đó, sữa tươi nguyên kem và sữa gầy chính là những nguyên liệu được dùng phổ biến.  Nếu như sữa tươi nguyên kem có khả năng giữ nguyên hàm lượng chất béo thì sữa gầy đã được tách bớt một phần chất béo nhằm đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
Sản xuất sữa bột công thức đạt chuẩn
Nguyên liệu cần thiết để chế biến sữa bột
  • Chất phụ gia: Bên cạnh nguồn sữa tự nhiên thì thành phần chất phụ gia có tác dụng đảm bảo giá trị dinh dưỡng của sữa bột. Đó có thể là các chất như: chất ổn định, chất tạo nhũ, hợp chất chống oxy hóa. 
  • Dầu thực vật: Việc sử dụng dầu thực vật từ các loại hạt nhằm tăng cường hàm lượng chất béo cũng như năng lượng sản phẩm.
  • Đường: Nhằm cải thiện hương vị, tăng độ ngọt để vị sữa dễ uống hơn.
  • Vitamin và khoáng chất: Nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng cho sữa.
  • Các thành phần bổ sung khác: Sữa bột có thể chứa các chất điều chỉnh độ axit, chất tạo đặc, chất chống oxy hóa, hương liệu để cải thiện mùi vị và kết cấu sản phẩm.

Việc lựa chọn, kết hợp nguyên liệu khi sản xuất sữa bột nhằm mang lại giá trị dinh dưỡng tối ưu cũng như đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Quy trình sản xuất sữa bột công thức đạt chuẩn

Quy trình sản xuất sữa bột gồm có nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi bước sẽ có vai trò quan trọng với những yêu cầu kỹ thuật chính xác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Sau đây là những công đoạn cơ bản ở quy trình này:

Bước 1: Chuẩn hóa

Trong giai đoạn chuẩn hóa, hàm lượng chất béo trong sữa được điều chỉnh để nhằm phù hợp với tiêu chuẩn quy định. Quá trình này được thực hiện thông qua hệ thống thiết bị tự động với máy ly tâm cùng với hệ thống trộn chính xác. 

Sữa sau khi chuẩn hóa sẽ có hàm lượng chất béo từ 26% – 33%, còn sữa gầy chỉ còn giữ lại 1% chất béo.

Bước 2: Thanh trùng

Thanh trùng là bước tiếp theo trong quy trình sản xuất nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn có hại trong sữa. Quá trình này không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn duy trì hương vị tự nhiên của sữa.

Sản xuất sữa bột công thức đạt chuẩn
Quy trình thanh trùng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong sữa

Theo đó, sữa được thanh trùng ở phương pháp nhiệt độ cao trong thời gian ngắn (HTST), được gia tới 72°C trong khoảng 15 giây. Phương pháp thanh trùng này có khả năng loại bỏ đến 99,9% vi khuẩn trong sữa và kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm.

Sữa sau khi trải qua quá trình thanh trùng sẽ được kiểm tra để đi đến giai đoạn chế biến tiếp theo. Giai đoạn thanh trùng đặc biệt quan trọng nhằm duy trì tính đồng nhất của sản phẩm. 

Bước 3: Cô đặc sữa

Cô đặc sữa là giai đoạn mà nước trong sữa sẽ được loại bỏ để tạo ra sữa đặc có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Ngoài ra việc cô đặc sữa còn giúp tăng hương vị, giảm trọng lượng sản phẩm, mang lại sự thuận tiện cho việc lưu trữ và vận chuyển.

Có rất nhiều phương pháp cô đặc hiện nay, trong đó thì bay hơi là hình thức được áp dụng nhiều nhất. Quá trình bay hơi cần thực hiện ở nhiệt độ thấp để tránh làm mất đi dưỡng chất quan trọng trong sữa.

Bước 4: Đồng hóa

Quy trình đồng hóa nhằm mục đích làm giảm kích thước, phân tán đều các hạt chất béo của khi sau bước thực hiện cô đặc. Theo đó nhà sản xuất sẽ sử dụng các chất nhũ hóa đảm bảo an toàn, không mùi, không màu để tránh làm ảnh hưởng đến hương vị tự nhiên của sản phẩm để sữa đạt được kết cấu mịn và ổn định.

Bước 5: Sấy phun

Đây là công đoạn khá quan trọng trong quy trình sản xuất sữa bột để sữa cô đặc thành dạng rắn giúp việc bảo quản thuận tiện ở điều kiện thường. Ở giai đoạn sấy phun sữa sẽ được phun qua một thiết bị phun sương vào buồng khí nóng với nền nhiệt từ 150°C – 200°C. Nhiệt độ cao khiến độ ẩm trong sữa bốc hơi và thu được bột mịn.

Đường kính của các hạt sữa, nhiệt độ không khí và luồng khí cần phải được kiểm soát chặt chẽ để sữa dễ dàng hòa tan trong nước mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao.

Công nghệ sấy phun tiên tiến không chỉ đảm bảo hiệu quả cao mà còn làm giảm khả năng tiêu thụ năng lượng lên tới 20% so với các hệ thống cũ. Nhờ đó giúp duy trì được mức sản xuất cao và đảm bảo chất lượng sữa bột đạt chuẩn.

Bước 6: Đóng gói

Giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất là đóng gói, theo đó sản phẩm sữa bột sẽ được đóng gói trong điều kiện kín khí để giúp việc bảo quản lâu dài. Việc đóng gói cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bao bì sử dụng cần làm từ vật liệu có khả năng chống ẩm mà vẫn giữ được chất lượng khi lưu trữ, vận chuyển.

Sản xuất sữa bột công thức đạt chuẩn
Khâu đóng gói và bảo quản

>> Xem thêm:

Kết luận

Sản xuất sữa bột công thức đạt chuẩn là một quy trình khép kín vô cùng nghiêm ngặt từ lựa chọn nguyên liệu cho tới việc đóng gói sản phẩm. Hy vọng với những chia sẻ mà Nature Made mang đến trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nhất trong quá trình sản xuất sữa bột. Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm địa chỉ sản xuất, gia công sữa bột chất lượng, giá tốt hãy liên hệ ngay với nhà máy Nature Made để được hỗ trợ! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *